Tư tưởng Lâu-ca-sấm

Các hoạt động phiên dịch của Lokaksema, cũng như của các tăng sĩ người Parthia An Thế CaoAn Huyền trước đó, hay của tăng sĩ Nguyệt Chi Trúc Pháp Hộ (Dharmarakṣa; khoảng năm 286) minh họa vai trò chủ chốt của người Trung Á trong việc truyền bá Phật giáo đến các nước Đông Á. Nếu như An Thế Cao dịch các kinh điển Phật giáo Thượng toạ bộ, mở đầu cho việc truyền bá Phật giáo vào Trung Quốc, thì các bản dịch kinh văn Đại thừa của Lokaksema có ảnh hưởng rất lớn đến hậu thế, đặc biệt với các khái niệm về Bát-nhã (Prajñā), Hoa Nghiêm (Avataṃsaka), Bảo Tích (Ratnakūṭa), Niết-bàn (Nirvāṇa). Học thuyết về Bát-nhã về sau được giới thống trị tiếp thu, thâm nhập cả vào giới bình dân, trở thành một trường phái nổi bật trong các triều đại Hán, Tấn, Nam Bắc triều.[1]

Học giả Lã Trừng còn cho rằng trong qua các bản dịch của Lokaksema như A-xà-thế vương kinh (dị dịch bản có tên Văn-thù phổ siêu tam-muội kinh, Đạo An cho rằng được dịch từ Trường A-hàm là không chính xác), Vấn thự kinh (còn được gọi là Văn-thù vấn bồ-tát thự kinh), Nội tàng bách bảo kinh, Thủ-lăng-nghiêm-tam-muội kinh, đều lấy khái niệm Văn-thù (mañjuśrī) làm trung tâm, phát huy tư tưởng “Văn-thù bát-nhã" bình đẳng pháp giới. Những khía cạnh này bao hàm mối quan hệ quan trọng của hình ảnh Văn-thù Bồ-tát đối với sự truyền bá của Đại thừa.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lâu-ca-sấm http://www.book853.com/show.aspx?id=621&cid=103&pa... http://www.lingshh.com/dls3/15.htm http://journals.ub.uni-heidelberg.de/index.php/jia... http://buddhism.lib.ntu.edu.tw/FULLTEXT/JR-MAG/mag... https://archive.org/details/BackCopiesOfBuddhistSt... https://web.archive.org/web/20131023055957/http://... https://web.archive.org/web/20170301205237/http://... https://web.archive.org/web/20180111165247/http://... https://web.archive.org/web/20180111165339/http://...